Giữ gìn vệ sinh trong nhà là điều hoàn toàn nên làm, bất kể là trong điều kiện thời tiết hay môi trường nào. Và việc vệ sinh cần phải được chú trọng hơn nữa khi nhà có trẻ nhỏ.
Trẻ em chưa thực sự phát triển hoàn thiện về sức đề kháng, do đó chúng rất dễ mắc phải một số căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch nếu như việc vệ sinh trong nhà không được bảo đảm.
Hãy tìm hiểu 10 nguyên tắc vàng trong vệ sinh khi nhà có trẻ nhỏ ở bài viết dưới đây – công ty dịch vụ vệ sinh văn phòng VHE.

1. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của trẻ
Vì chưa có nhiều ý thức trong việc chơi đùa hoặc do thói quen nên trẻ thường bỏ đồ chơi vào miệng. Cha mẹ hãy thường xuyên cọ rửa đồ chơi của con với chất tẩy rửa an toàn và xả thật sạch bằng nước. Đối với những đồ chơi bằng vải hoặc bông thì phải giặt bằng bột giặt.
2. Vệ sinh móng tay, móng chân
Phải thường xuyên cắt móng tay, móng chân cho trẻ bởi đây là nơi có thể chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn đồng thời sẽ gây nguy hiểm cho trẻ khi trẻ có thể tự cào lên cơ thể của mình. Cha mẹ nên cắt móng cho con khi chúng đã ngủ say. Lựa chọn loại bấm móng tay dành cho trẻ em với kích thước nhỏ và không cắt quá sát đầu móng vì nó có thể làm trẻ bị đau.
3. Vệ sinh mũi
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khó thở ở trẻ chính là gỉ mũi vì vậy bạn cần thường xuyên vệ sinh, là, sạch mũi cho con trẻ. Hãy sử dụng dung dịch xịt mũi dành cho trẻ nhỏ để làm mềm gỉ mũi, việc này sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc lấy gỉ mũi cho trẻ.

4. Vệ sinh răng miệng
Tuy chỉ là răng sữa nhưng cha mẹ cũng nên vệ sinh cho trẻ bằng cách dùng bàn chải có đầu lông siêu mềm. Lưu ý chỉ nên dùng một lượng kem đánh răng nhỏ, loại dành cho trẻ em. Khi trẻ lớn hơn, hãy hình thành cho trẻ thói quen đánh răng hằng ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Giữ các khe ngách luôn khô thoáng
Các vùng da khép kín như mông, nách, khuỷu tay, khuỷu chân, bẹn, cổ,… là nơi dễ bị hăm hoặc đóng vi khuẩn nhiều nhất. Mẹ cần giữ cho những vùng này của trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ bằng cách lau sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm và bôi phấn rôm cho trẻ.
6. Vệ sinh mắt
Cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng mắt trẻ luôn khô và không có gỉ. Hãy dùng khăn cotton mềm, ẩm lau mắt cho trẻ và nên đưa trẻ đi khám nếu mắt trẻ có dấu hiệu bị kích thích.
7. Vệ sinh tai
Cha mẹ chỉ nên vệ sinh phần bên ngoài tai của trẻ, không được vệ sinh phần bên trong của tai. Tuyệt đối không được dùng đầu tăm bông thọc sâu vào trong tai của trẻ nhỏ.
Nếu như đang vệ sinh tai mà trẻ có dấu hiệu cáu kỉnh hoặc hay tự ý lấy tay chạm và tai mình có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để thăm khám.

8. Tắm cho trẻ
Việc tắm rửa sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp trẻ nâng cao được sức khỏe cũng như có điều kiện để phát triển tốt nhất. Tuy nhiên vì đang còn nhỏ nên da của trẻ sẽ mỏng và tương đối nhạy cảm nên cha mẹ không nên lạm dụng việc lau rửa, điều này có thể sẽ làm tổn thương da của trẻ.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì trong những năm đầu đời, tùy vào thời tiết, khoảng 2 – 3 ngày thì tắm cho trẻ 1 lần.
9. Nhà cửa luôn phải sạch sẽ
Hãy dọn dẹp sạch sẽ những khu vực mà trẻ thường hay chơi đùa, những nơi chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng như phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ của bé, nhà vệ sinh, phòng khách…
Ngoài ra hãy làm sạch tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, bệ ngồi toilet,…bởi đây là những vật dụng được nhiều người tiếp xúc nhất, là mầm mống sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
10. Mẹ phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ
Mẹ chính là người bên cạnh và chăm sóc trẻ thường xuyên nên bàn tay của người mẹ lúc nào cũng cần phải sạch sẽ. Mẹ cần phải rửa tay bằng các loại xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn, vi trùng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Tay của mẹ phải thật sạch và khô ráo trước khi cho trẻ ăn, sau khi chế biến thức ăn, sau khi thay tã cho con, sau khi đi toilet, chạm vào vật nuôi,…
Sưu tầm và tổng hợp bài viết bởi: Công ty dịch vụ vệ sinh văn phòng theo giờ VHE.