Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng tắm là môi trường hoàn toàn lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc. Theo thời gian, nấm mốc không chỉ ảnh hưởng đến mỗi phòng tắm, mà còn có thể lây lan trên tường, sàn nhà và trần nhà, dẫn đến việc bạn phải mất nhiều chi phí để làm sạch chúng.
Nấm mốc cũng gây nguy hại tới sức khỏe của chủ nhà qua các chứng bệnh cơ bản như dị ứng, nhiễm độc tố nấm có trong không khí. Có nhiều phương pháp khác nhau mà bạn có thể làm theo để chống nấm mốc cho nhà tắm.
Dưới đây là các phương pháp bạn nên áp dụng để có thể phòng tránh tình trạng nấm mốc cho nhà tắm của mình bởi nếu nấm mốc xuất hiện việc giải quyết chúng là rất khó khăn.
1.Luôn giữ cho nhà tắm luôn thoáng khí
Độ ẩm là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc. Chống nấm mốc cho nhà tắm đầu tiên là phải giữ cho không gian nơi này luôn thông thoáng.
Bạn nên bật quạt cho hơi nước trong nhà tắm mau bốc hơi để sàn nhà được khô ráo.
Bên cạnh đó cần hạn chế đóng kín cửa nhà tắm, chỉ nên đóng những lúc cần thiết bởi việc mở cửa nhà tắm sẽ giúp không khí thông thoáng, không bị bí bách.
2. Thường xuyên quét dọn nhà tắm
Khi nhà tắm bụi bẩn kết hợp với nước trong nhà tắm khiến cho nơi đây trở nên ô nhiễm hơn mức bình thường. Chính vì thế thường xuyên lau dọn bụi bẩn cũng như chà sàn, tường nhà tắm bồn rửa mặt, bồn vệ sinh, chậu rửa mặt, cốc đựng bàn chải, giỏ đựng mỹ phẩm, sữa tắm… rất cần thiết.
Bụi bẩn trong không khí cũng là điều kiện tốt để cho vi khuẩn nấm mốc có cơ hội “phiêu lưu ký” từ nơi này đến nơi khác. Do đó, việc thường xuyên lau dọn bụi bẩn là cách thứ 2 để phòng chống nấm mốc cho nhà tắm mà bạn cần lưu ý.
Bạn nên:
- Dùng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng để lau chùi sạch sẽ bề mặt của các thiết bị trong nhà tắm như bồn tắm, toilet, chậu rửa mặt… Bạn cần lưu ý là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng vì rất có thể mỗi loại chất tẩy rửa lại chống chỉ định với một loại bề mặt nào đó.
- Sử dụng các chất lau kính để làm sạch gương soi, cửa kính (nếu bạn đang dùng loại cửa kính nhựa).
- Giặt rèm nhà tắm hay thảm trải nhà tắm 1 tuần / lần rồi phơi nơi khô ráo thoáng mát.
- Làm sạch sàn, tường nhà tắm bằng cách chất tẩy rửa chuyên dụng để các vi khuẩn nấm mốc khó có cơ hội phát triển.
3. Sơn tường phòng tắm bằng sơn bán bóng
Sơn bán bóng là loại sơn có khả năng chống vết bẩn và rất dễ làm sạch làm khó cho sự phát triển của nấm mốc trên bề mặt sàn.
Hãy sử dụng loại sơn này để nhà tắm vừa sáng bóng vừa có thể dễ dàng vệ sinh.
4. Kiểm tra hệ thống nước thường xuyên
Hệ thống nước, các vòi nước, vòi sen không được để rò rỉ vì như vậy dễ làm nhà tắm bị ẩm ướt. Hệ thống thoát nước lúc nào cũng phải sạch, không bị tắc và ứ đọng nước.
Bên cạnh đó, nước bị rò rỉ còn gây lãng phí và là điều kiện tốt khiến các loại vi khuẩn ẩm mốc sinh sôi và phát triển.
Bạn nên sử dụng các hóa chất thông tắc chuyên dụng để khơi thông ống thoát nước ,bồn rửa,…
Nhà tắm là nơi để bạn xả stress sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Vì vậy, chúng ta nên chăm chút cho khoảng không gian của nhà tắm càng thoải mái càng tốt nhé!
Biên soạn và tổng hợp bài viết bởi công ty dịch vụ vệ sinh văn phòng VHE.